Bản tin điện tử
-
Doanh nghiệp
-
-
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP! (Kì 2)
Kì này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về người đại diện theo pháp luật của từng loại hình công ty.
III. Người đại diện theo pháp luật của từng loại hình doanh nghiệp.
1. Đối với doanh nghiệp tư nhân.
Khoản 4 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định : “Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”.
Cũng theo khoản 2 và khoản 3 Điều này, chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.
Như vậy, trong mọi trường hợp, chủ doanh nghiệp tư nhân đều là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Mọi trường hợp đại diện khác chỉ có thể được thể hiện bằng hợp đồng ủy quyền.
2. Công ty Hợp danh.
Căn cứ vào khoản 1 và Điều 179 Luật Doanh nghiệp 2014, ta rút ra những nội dung sau:
- Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Như vậy, các thành viên hợp danh của công ty hợp danh đều là người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh.
- Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh, trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó.
- Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty.
Tóm lại, đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh là tất cả các thành viên hợp danh của công ty.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn.
Theo nội dung ở trên, công ty trách nhiệm hữu hạn có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
3.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
a) Trường hợp chủ sở hữu là cá nhân.
Nếu điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân không quy định, thì chủ sở hữu công ty sẽ là Chủ tịch Công ty, có quyền cao nhất điều hành mọi hoạt động của Công ty đồng thời người đại diện theo pháp luật của công ty. Trừ trường hợp chủ sở hữu công ty thuê người khác làm người đại diện của công ty. Cụ thể, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân có thể thuê một người để làm giám đốc cho công ty mình đồng thời cùng làm người đại diện theo pháp luật của công ty theo một hợp đồng lao động thì người được thuê đó sẽ trở thành người đại diện theo pháp luật của công ty.
b) Trường hợp chủ sở hữu là tổ chức.
Theo quy định tại Điều 78 Luật Doanh nghiệp 2014 thì:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
+) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
+) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
- Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trong đó, Chủ tịch công ty do chủ sở hữu bổ nhiệm (mô hình thứ nhất), chủ tịch Hội đồng thành viên do do chủ sở hữu bổ nhiệm hoặc do các thành viên Hội đồng thành viên bầu (mô hình thứ hai).
- Chủ sở hữu công ty có thể thuê người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty mình với chức danh giám đốc hoặc tổng giám đốc.
3.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Căn cứ vào quy định công ty trách nhiệm hữu hạn có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Như vậy điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên sẽ quy định cụ thể về người đại diện theo pháp luật của công ty. Những chức danh có thể đứng ra làm người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên bao gồm: Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc. Ngoài ra công ty cũng có thể thuê người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty dưới chức danh giám đốc hoặc tổng giám đốc.
4. Công ty Cổ phần.
Theo như quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật doanh nghiệp thì công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, phù hợp với quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần.
Từ khoản 2 Điều 134 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty cổ chúng ta suy ra:
- Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Nếu điều lệ không quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty.
- Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty. Như vậy nếu công ty cổ phần chỉ có hai người đại diện theo pháp luật thì hai người đó phải là Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
HẾT.
Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi sẽ giúp ích được cho các bạn, mọi thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn xin liên hệ:
CÔNG TY TƯ VẤN DOANH NGHIỆP HỒNG HÀ
VPGD: Phòng B1005 tòa nhà M3 M4, số 91 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội
Tel: 0248 587 8621
Email: contact@tuvanluathongha.com
Web: http://tuvanluathongha.com
Xin chân thành cảm ơn!
Chí Hiếu - http://tuvanluathongha.com/
-
Doanh nghiệp cũ hơn
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP! (Kì 1) NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VỐN ĐIỀU LỆ (Kì 2) NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VỐN ĐIỀU LỆ (Kì 1) NGÀNH NGHỀ KINH DOANH - NHỮNG ĐIỀU DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT (Kì 2) NGÀNH NGHỀ KINH DOANH - NHỮNG ĐIỀU DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT (Kì 1) NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý VỀ ĐỊA CHỈ TRỤ SỞ CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP! NHỮNG LƯU Ý KHI ĐẶT TÊN DOANH NGHIỆP!Doanh nghiệp mới hơn
Quy trình pháp lý thay đổi địa chỉ trụ sở chính khác tỉnh đối với công ty cổ phần. Phân biệt Doanh nghiệp tư nhân và Công ty TNHH một thành viên HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN Bầu thành viên Hội đồng quản trị - Sao cho đúng!? Chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần! ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP! (Kì 1) NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VỐN ĐIỀU LỆ (Kì 2) NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VỐN ĐIỀU LỆ (Kì 1) NGÀNH NGHỀ KINH DOANH - NHỮNG ĐIỀU DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT (Kì 2) NGÀNH NGHỀ KINH DOANH - NHỮNG ĐIỀU DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT (Kì 1) NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý VỀ ĐỊA CHỈ TRỤ SỞ CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP!
-