• Hỏi đáp

    QUẢNG CÁO

    • Tư Vấn Luật
    • Tai nạn giao thông

      Tại Luật doanh nghiệp - Đầu tư - gửi bởi Nguyễn Văn Lịch cách đây 6 năm trước

      Luật sư ơi giúp em với em trở bạn gái em đi làm không may bị tai nạn và bạn gái em đã mất.em chưa có bằng lái xe và khi sang đường thì đi vào làn đường không ưu tiên.em phải chịu trách nhiệm gi về mặt hình sự không và có thì như thế nào ạ mong luật sư giải đáp giúp em với ạ.nhưng thưa luật sư gia đình nhà bạn gái em đã chấp nhận giải quyết về mặt dân sự (mặt tình cảm) và đã viết đơn miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với em,và do em đang là sinh viên va là chồng chưa cưới thì có được tòa án xem xét và giảm nhẹ tội không ạ?
    • Trả lời bạn Nguyễn Văn Lịch về tai nạn giao thông
      Chúng tôi xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ thắc mắc với chúng tôi. Câu hỏi của bạn chúng tôi có ý kiến tư vấn như sau:
      Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015:
      “Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
      a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên”

      Theo quy định tại điểm a Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015:
      “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
      a) Không có giấy phép lái xe theo quy định”
      Trong trường hợp này, bạn chở bạn gái bạn gây tai nạn, khiến bạn gái bạn chết và bạn không có giấy phép lái xe theo quy định thì bạn sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
      Trong trường hợp này bạn đi sai luật (đi vào làn đường ưu tiên) do vậy thuộc điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 của Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015
      Tuy nhiên, nếu bạn thuộc một trong các trường hợp tại Điều 46 và 47 Bộ luật hình sự năm 2015 thì bạn sẽ được giảm nhẹ tội:
      “Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
      1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
      a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
      b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
      c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
      d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
      đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;
      e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
      g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
      h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
      i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;
      k) Phạm tội do lạc hậu;
      l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
      m) Người phạm tội là người già;
      n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
      o) Người phạm tội tự thú;
      p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
      q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;
      r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
      s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
      2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.
      3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
      Điều 47. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật
      Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án”
      Trên đây là quan điểm của chúng tôi, nếu quý bạn đọc muốn trao đổi thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi !
    • Quý vị nếu có thắc mắc cần tư vấn về Luật doanh nghiệp - Đầu tư đừng ngần ngại gửi câu hỏi, chúng tôi sẽ trả lời Quý vị trong thời gian ngắn nhất. Thông tin sẽ được chúng tôi liên tục cập nhật trên trang Hỏi Đáp của Công ty và gửi qua Email Quý vị đăng ký trên hệ thống Website.

      + Gửi câu hỏi

    • Các câu hỏi khác

    • tạm ngừng kinh doanh công ty

      Đang có 1 câu trả lời - Gửi cách đây 1 năm trước

      Tại Luật doanh nghiệp - Đầu tư - gửi bởi Trang

    • tài khoản công ty

      Đang có 1 câu trả lời - Gửi cách đây 1 năm trước

      Tại Luật doanh nghiệp - Đầu tư - gửi bởi Nguyễn Văn Khái

    • Đầu tư

      Đang có 1 câu trả lời - Gửi cách đây 1 năm trước

      Tại Luật doanh nghiệp - Đầu tư - gửi bởi Trần Văn Hưng

    • Công ty

      Đang có 1 câu trả lời - Gửi cách đây 1 năm trước

      Tại Luật doanh nghiệp - Đầu tư - gửi bởi Vũ Hà Trang

    • Dấu của công ty

      Đang có 1 câu trả lời - Gửi cách đây 1 năm trước

      Tại Luật doanh nghiệp - Đầu tư - gửi bởi Hà Ngọc Hân

    • Trang trước
      1 2 329 30 31 Trang sau